Xiển Bột là ai?

Từ khi Trạng Quỳnh bị Chúa Trịnh đánh thuốc độc chết, Việt Nam ta không còn Trạng nữa, nhưng những người tài giỏi thì thời nào cũng có. Con cháu Trạng cũng đều là những người thông thái khác thường. Dù nhà nghèo, nhưng không ai chịu ra làm quan. Vậy thì người chúng ta đang nói tới, xiển bột là ai?

Xiển Bột là ai?

Xiển là chắt Trạng Quỳnh. Bố Xiển ngoài ba mươi tuổi mới sinh Xiển. Xiển mặt vuông chữ điền, tai to như tai phật, mồm rộng, mắt sáng. Người ta gọi Xiển là Xiển Bột vì quê Xiển ở làng Hoàng Bột (Thanh Hóa).

Xiển Bột hay Xiển Ngộ là một nhân vật dân gian được cho là có thật, tên là Nguyễn Xiển, sống ở cuối thời phong kiến của Việt Nam, tại làng Hoằng Bột, nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Ông được cho là hậu duệ của Trạng Quỳnh (chắt của Trạng Quỳnh), tương truyền khi mới sinh ra, Xiển mặt vuông chữ điền, tai to như tai phật, mồm rộng, mắt sáng. Người ta gọi Xiển là Xiển Bột vì quê Xiển ở làng Hoằng Bột., ông sống bằng nghề làm thuốc.

Xiển Bột nổi tiếng trong dân gian vì những câu chuyện cười dí dỏm, châm chiếm đã kích vào những thói xấu của xã hội, những quan lại, cường hào chuyên hiếp đáp dân lành. Những câu chuyện hài hước được kể lại cho thấy ông không những trừng trị bằng trí tuệ đối với các đối tượng quan lại, cường hào mà thậm chí còn hí lộng đến cả người lãnh đạo cao nhất là nhà vua.

Truyện cười tiếu lâm Xiển Bột

Một số giai thoại tiêu biểu phải kể đến như là:

  • Trả lời vua
  • Tứ chứng nan y
  • Xin tiền tổng đốc
  • Chửi quan
  • Vả miệng quan
  • Quan đấy
  • Thằng Tri huyện
  • Hâm cứt chó

Xiển trả lời vua

Truyện cười xiển bộ trả lời vua. Đồn rằng có một lần vua ngự tuần ra Thanh Hóa. Nghe nói con cháu Trạng Quỳnh vẫn còn, vua bèn cho đòi đến. Xiển vâng lệnh tới hầu. Vua hỏi:

– Trước khi Trạng chết có trối trăng lại điều chi không?

Xiển đáp: – Dạ có ạ!

Vua bảo: – Thế nhà ngươi hãy thuật lại lời Trạng trối trăng cho ta nghe.

– Dạ tâu Hoàng thượng, cố tôi trước khi từ trần chỉ trối lại có một câu thôi ạ!

– Một câu cũng được, cứ nói ta nghe.

– Dạ, nhưng tôi không dám nói ạ!

– Tại sao!

– Dạ, nói ra sợ Hoàng thượng không được vui lòng.

– Được cứ nói, dù câu nói ấy thế nào ta vẫn không bắt tội.

Xiển năm bảy lần từ chối, vua năm bảy lần gặng hỏi, sau cùng Xiển mới thưa:

– Dạ, tâu Hoàng thượng, ông tôi kể lại rằng: “Trước khi cố tôi nhắm mắt, con cháu xúm xít quanh giường hỏi cố tôi có dặn con cháu điều chi không. Nhưng cố tôi không trả lời. Con cháu không yên tâm, cứ gặng hỏi mãi, cố tôi chỉ quát lên một câu: “Hỏi cái mả cha bay hay sao mà hỏi mãi thế?”, rồi tắt thở.

Tứ chứng nan y

Truyện cười tứ chứng nan y. Xiển làm thuốc. cho nên vua thường vời vào kinh chữa bệnh. Một hôm, vua đang nô đùa cùng bầy cung phi, thì thấy Xiển bước vào. Vua ngạc nhiên hỏi có việc gì. Xiển đáp:

– Hạ thần nghe nói Hoàng thượng mắc phải bốn bệnh hiểm nghèo mà sách gọi là “tứ chứng nan y”, nên vội vàng vào thăm Hoàng thượng.

Vua khó chịu nói:

– Thiên hạ ác miệng nói càn như vậy, chứ lâu nay Trẫm vẫn khẻo mạnh, có việc gì đâu! à thế “tứ chứng nan y” là nhứng bệnh gì?

Xiển tâu: – Dạ “tứ chứng nan y” họ nói đó là què, mù, câm điếc.

Vua nổi giận:

– Độc ác đến mức ấy là cùng! Trấm mà biết kẻ nào bịa chuyện phao đồn ra đầu tiên thì Trẫm sẽ cắt lưỡi chứ không tha!

Xiển nói:

– Hạ thần nghe thiên hạ đồn như vậy. Bây giờ mới biết là sai. Nhưng nghĩ cho kỹ, thì lại thấy là có nguyên do cả đấy ạ!

Vua hỏi: – Nguyên do như thế nào?

Xiển giả bộ rụt rè: – Xin Hoàng thượng tha tội kẻ hạ thần mới dám nói.

Vùa bằng lòng. Xiển nói:

– Thiên hạ thấy Hoàng thượng suốt năm chỉ quanh quẩn trong cung điện nên họ lầm tưởng là ngài què. Nước sắp mất mà Hoàng thượng vẫn ung dung vui thú, nên họ lầm tưởng là ngài mù. Trước cảnh núi sông bị quân giặc dày xéo mà Hoàng thượng cứ ngồi im, nên họ tưởng là ngài câm. Khắp nơi người ta đều kêu Hoàng thượng là kẻ hèn yếu, khiếp nhược nhưng ngài vẫn làm ngơ ký hòa ước hàng giặc, nên họn lầm tưởng là ngài điếc.

Vua biết Xiển chửi mình, tức uất người nhưng không đủ lý lẽ để bắt tội được.

Xiển Bột xin tiền Tổng Đốc

Truyện cười xiển bột vào dinh Tổng đốc xin tiền. Gặp lúc hỏng thi, Xiển và mấy anh em bạn đồng môn ngồi buồn mới giở trò bù khú với nhau. Anh em biết Xiển có tài ứng đối, thách Xiển vào xin tiền quan tổng đốc.

Bấy giờ tổng đốc Thanh Hóa khét tiếng là một người hiếu sát. Xiển bắt anh em giao kèo: nếu xin được tiền thì anh em cứ tính một đền thành ba, nghĩa là anh em sẽ phải trả cho Xiển một số tiền gấp ba số tiền Xiển xin được của quan. Bằng không dám xin, hoặc xin không được thì Xiển phải thết anh em một bữa no say. Tưởng đùa vui, nào ngờ Xiển vào tận dinh quan. Ai nấy chắc phen này Xiển sẽ làm ma không đầu.

Một buổi sáng nọ, quan vừa mở mắt ra công đường đã thấy Xiển quỳ ở ngoài sân. Quan quắc mắt hỏi:

– Thằng kia! Mày tới đây có việc gì?

Xiển thưa:

– Bẩm cụ lớn, con muốn nhờ tay cụ lớn hóa kiếp cho con.

Quan quát: – Thằng này muốn chết à?

Xiển trịnh trọng nói:

– Bẩm chính thế à. Con nghe nói lưỡi gươm cụ lớn sắc lắm, nên muốn xin cụ lớn một nhát để hồn về chín suối cho được mát mẻ.

Quan gắt:

– Thật là đồ điên, cuồng, ngu, ngộ. Vì sao mày lại muốn chết?

Xiển đáp:

– Bẩm cụ lớn, con là học trò thi hỏng, nhà lại nghèo, nghiệp đèn sách chẳng ra sao, nghĩ tủi thân hổ phận chả muốn sống nữa.

Quan thấy Xiển dáng người học trò nho nhã, lại đối đáp đâu ra đấy một cách bình tĩnh liền bảo:

– Nếu học trò học giỏi mà hỏng thi thì cũng còn đáng thương. Nếu dốt mà hỏng lại đòi chết thì chết cũng đánh đời. Vậy hãy ứng khẩu một bài thơ lấy đề là “điên cuồng ngu ngộ” ta xem.

Xiển vâng lời, ứng khẩu đọc một hơi, mối câu có một trong bốn chữ của đầu đề:

Cao Tổ điên hào kiệt

Võ Đế ngộ thần tiên.

Tặng Điểm cuồng thiên địa

Nhan Tử ngu thánh hiền

Nghe nói xong, quan biết Xiển có ý xỏ ngọt mình, song thấy Xiển là kẻ xuất khẩu thành chương, kinh điển làu làu, văn thơ hàm súc, tỏ ra là người học thức rộng, lại có khí phách, liền thưởng cho ba chục quan tiền và bảo lui về.

Thế là từ đó, ngoài cái tên Xiển Bột còn có một cái tên nữa là Xiển Ngộ. Giờ thì bạn đã rõ hơn Xiển Bột là ai rồi nhé 🙂

Xiển chửi quan Án Tiêu

Bị chơi nhiều vố đau quá, quan huyện dò mãi mới biết là Xiển, tức quá, nhưng có muốn gây chuyện cũng không được vì ông là người khác huyện. Lão huyện bèn đem chuyện ấy nói lại với án Tiêu (ông quan án Tên là Nguyễn Văn Tiêu) và tỏ ý nhờ quan thầy trả thù hộ.

Truyện cười Xiển bột chửi quan án tiêu là đây:

Lần ấy, án Tiêu về quê ngoại là làng Yên Lược ăn giỗ. Lão bắt dân làng phải dọn dẹp đường sá sạch sẽ, mang cờ quạt đón rước thật long trọng. Sáng sơm mai, án Tiêu mới về thì chiều nay đường làng đã được quét sạch như chùi, cây cối hai bên đường phát quang cả.

Gà gáy, Xiển dậy lấy cứt chó đem ra đường cái, cứ cách một quãng bỏ một bãi, bãi nào cũng cắm một quả ớt lớn (Thanh Hoá gọi ớt là hạt tiêu).

Sáng ra, khi mọi người kính cẩn đón rước án Tiêu, Xiển vác cờ đi trước, cứ hễ trông thấy bãi cứt có cắm quả hạt tiêu, ông lại chửi: “Tổ cha đứa nào ỉa ra tiêu”. Án Tiêu nằm trong cáng nghe tiếng chửi, biết là Xiển chửi mình nhưng không đủ lý do để bắt bẻ, đành gọi bọn lý hương lại, quở trách không chịu đôn đốc dân phu quét dọn đường sá cho sạch và bảo chúng truyền lệnh rằng: “Quan huyện trong người khó ở, mọi người không được to tiếng, ồn ào!”

Xiển Bột vả miệng quan huyện

Xiển vả vỡ cmn mồm quan huyện.

xien-bot-la-ai-truyen-cuoi-xien-bot

Có một viên quan huyện hay nịnh hót quan trên để chóng được thăng quan tiến chức. Một trong những viên quan hắn thường bợ đợ là án sát Nguyễn Văn Tiêu, tục gọi là án Tiêu. Để nịnh quan thầy, hắn ra lệnh cho dân hàng huyện không ai được nói đến tiếng “tiêu”, ví dụ như hạt tiêu thì hải nói là hạt ớt v.v…

Hễ ai thấy người nào trái lệnh thì được phép vả vào mồm ba cái thật đau, rồi đem trình quan trị tội. Lệnh ban ra khiến Xiển đã ghét quan huyện lại càng ghét thêm. Ông mang một ít quần áo rách mướp xin vào bái quan. Quan hỏi có việc gì, Xiển thưa là nhà nghèo quá, gia tài chỉ còn một ít quần áo rách, nhờ quan cầm hộ cho lấy ít tiền về làm vốn sinh nhai. Tức thì quan nổi trận lôi đình thét mắng đùng đùng, vì xưa nay có ai dám cả gan đem quần áo rách đên bán cho quan bao giờ? Đợi quan nguôi giận, Xiển mới nói:

– Dạ thưa ngài, xin ngài thương kẻ học trò nghèo túng này, không gì cũng mang danh là người quân tử…

– Quân tử gì mày! Đồ quân tử cùng quân tử cố!

Xiển trần tình:

– Dạ, Khổng Minh túng Khổng Minh cầm ạ!

Nghe câu nói khó hiểu, quan chau mày suy nghĩ một lúc mới biết lời mắng của mình: “Quân tử cùng quân tử cố” với lời trần tình của Xiển: “Khổng Minh túng Khổng Minh cầm” đã làm thành đôi câu đối hay tuyệt. Quan phục tài Xiển, thưởng cho một quan tiền, nhưng lại chọn cho cái thứ tiền chôn giấu dưới đất lâu ngày bị han rỉ hết cả. Xiển đỡ lấy quan tiền, cầm một đồng dằn mạnh xuống đất, tiếng kêu nghe cành cạch, rồi nói:

– Bẩm quan, tiền này không “ớt” được ạ!

Quan vô tình mắng:

– Mày điên à! Tiền này mà không tiêu được ư?

Chỉ chờ có thế, Xiển liền vả cho quan ba cái tát vào mồm như trời giáng. Quan hô lính bắt trói. Xiển ngăn lại nói:

– Chắc ngài vẫn chưa quên cái lệnh kiêng tên huý quan án ngài mới ban ra. Tôi làm vậy cũng chỉ là thi hành cái lệnh ấy của ngài mà thôi!

Quan sợ bọn lính biết chuyện thì mình thêm xấu hổ, liền đuổi Xiển ra.

Quan đấy

Năm nào cũng vậy, cứ gần tết Nguyên đán, viên tri phủ Hoàng Hóa cùng vợ đi chợ tết. Từ phủ ra chợ Bút Sơn rất gần, nhưng vốn tính hách dịch, quan phủ bắt lính cáng ra tận cổng chợ và mang theo hai cái lọng xanh che. Hồi này, Xiển Bột hãy còn nhỏ, xong thấy cái oai rởm của quan thì ghét lắm.

Xiển mang một con chó con đi chợ, nhưng không bán, cứ ôm ở trước bụng, lúc thì chen đi trước quan, lúc thì lùi lại đi sau quan. Thấy Xiển mang chó, ai cũng tưởng Xiển mới mua, liền hỏi:

– Chó bao nhiêu?

Xiển trả lời: – Quan đấy!

Quan phủ biết thằng bé ôm chó chửi xỏ mình, cho lính bắt lại hỏi:

– Ai xui mày ăn nói như thế?

Xiển đáp:

– Bẩm quan, nhà con muốn nuôi một con chó con để dọn cứt cho em, nên bố mẹ con bảo con đi mua.

Quan hỏi: – Mày là con cái nhà ai?

Xiển trả lời: – Bẩm con là chắt cụ Trạng Quỳnh ạ!

Quan nghe nói Xiển là chắt cụ Trạng Quỳnh thì có ý gờm, nhưng chưa tin lắm.

– Đã là chắt cụ Trạng tất phải hay chữ. Thế mày có đi học không?

Xiển đáp: – Bẩm quan, con là học trò giỏi nhất vùng này ạ, quan lớn không đi học nên không biết đó thôi.

Thấy Xiển vẫn tìm cách xỏ mình, quan nổi giận:

– Mày vô lễ! Nhưng đã nhận là học trò giỏi thì phải đối câu này. Hay tao tha tội. Dở tao đánh đòn.

Quan đọc: “Roi thất phân đánh đít mẹ học trò”.

Xiển hỏi:

– Xin phép hỏi: “Roi” đối với “lọng” có được không ạ?

Quan đáp: – Được.

Xiển lại hỏi:

– Thế “đít” đối với “đầu”, “mẹ” đối với “cha” có được không ạ?

Quan lại đáp: – Được!

Xiển toan hỏi nữa. Quan Quát: – Không được hỏi nữa. Đối đi!

Xiển liền đối: “Lọng bát bông che đầu cha quan lớn!”

Không ngờ Xiển lại dám chửi mình một lần nữa, để chữa thẹn, quan lấy giọng bề trên mắng Xiển qua loa một vài câu, rồi quát bảo lính hầu sửa soạn ra về.

Thằng tri huyện

Truyện cười Xiển Bột Tri huyện Lê Kim Thằng. Một hôm, nhân có lệnh của bọn chức dịnh bắt tất cả trẻ già trai gái làng Hoàng Bột phải ăn mặc chỉnh tề để đi đón quan huyện Lê Kim Thằng về làng hiểu dụ, Xiển nghĩ ra ngay một kế.

Xiển lẻn vào buồng ông nội lấy trộm chiếc áo thụng đỏ mặc vào, rồi đi thẳng ra đình, giả vờ chạy đi chạy lại lăng xăng ngay trước mặt quan huyện. Quan lấy làm lạ, cho lính gọi lại hỏi. Xiển xưng tên họ và nói là học trò. Huyện Thằng liền mượn ngay việc ăn mặc ngộ nghĩnh của Xiển ứng khẩu đọc một câu, bắt phải đối:

– Áo đỏ quét cứt trâu

Xiển đối ngay:

– Lọng xanh che đít ngựa

Huyện Thằng không ngờ bị một vố, tái mặt, dọa:

– Thằng này láo! Đã thế, phải đố thêm câu này nữa, không đối được, tao sẽ cho ăn đòn.

Thấy tóc Xiển đỏ hoe vì đãi nắng lâu ngày, huyện thằng liền ra câu đối:

– Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò

Xiển không cần nghĩ ngợi lâu, đối tức khắc:

– Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lăng nhăng là thằng tri huyện!

Huyện Thằng tức ứa máu, nhưng vì Xiển đối rất chỉnh, không bẻ vào đâu được, đành câm miệng.

Hâm cứt chó

Truyện cười hâm cứt của Xiển Bột. Vì là dân ngụ cư, Xiển thường bị bọn cường hào trong làng chèn ép. Để trả thù, nhân một hôm cả bọn đang họp việc làng, chè chén cãi nhau ỏm tỏi, Xiển tìm một cái nồi vỡ, bỏ vào ít cứt người lẫn nước, đem đến chỗ đầu gió vừa đun vừa khuấy.

Gió đưa mùi thối bay vào chỗ bọn cường hào đang họp. Chúng không chịu được, chạy ra quát tháo ầm ĩ. Xiển xin lỗi và phân trần:

– Thưa các ông, nhà tôi có một ổ chó con trở chứng, đòi ăn cứt sốt, cho nên phải đun cho chúng một ít.

Lý trưởng trừng mắt hỏi:

– Ai bảo chú làm thế

Xiển đáp:

– Thưa các ông, người ta thường nói: “Lau nhau như chó đau tranh cứt sốt”. Thấy người ta nói như vậy thì tôi cũng làm như vậy thôi.

Truyện cười thâm thuý sâu cay, truyện cười bựa, từ điển chính tả Tiếng Việt

Truyện cười dân gian, tiếu lâm do Truyện cười .ORG sưu tầm và tổng hợp.

3.7/5 - (3 votes)

Truyện cười nên đọc