1. Cứu tôi với
Truyện kể lại rằng: “Vào một ngày nọ, Tỉnh và Bình đi chơi về khuya lém. Hai tên leo lên một chiếc xe buýt và cùng ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Thời gian vẫn trôi đi, hai người vẫn ngủ, xe buýt vẫn chạy.
Chợt một tên giật mình thức dậy thấy xung quanh mình không còn ai và gọi tên kia dậy, đường phố thì cũng vắng tanh…Tài xế cũng biến đâu mất tiêu luôn. Nhưng một điều kì lạ đó là xe vẫn lăn bánh một cách chậm rãi.
Hai tên này hoảng hốt ôm nhau run cầm cập và thét lên: Cứu tôi với! Không ai trả lời.
Một lúc sau anh ta nghe tiếng thét lên: Cứu cái gì hai thằng *** kia, xuống đẩy xe cùng tao nhanh.
Bình tĩnh trước mọi sự việc xảy ra là bài học mà câu truyện cười trên muốn truyền đạt. Đừng bao giờ hoang mang, hoảng sợ khi đứng trước mọi việc. Hãy bình tĩnh để có thể giải quyết được mọi vấn đề.
Hãy dành thời gian để đọc những câu truyện cười dân gian Việt Nam để có cho mình những bài học nhé!
2. Mua vé xổ số
– Cô bán vé: “Anh ơi, mua một vé xổ số nhé! bảo đảm là sẽ trúng lớn”.
– Người mua: “Tôi mua rồi!”
– Cô bán vé: “Mua thêm vé nữa, mua nhiều trúng nhiều”.
– Người mua: “Nếu không trúng thì sao?”
– Cô bán vé: “Đến gặp em!”
– Người mua: “Tìm em phỏng có ích gì?”
– Cô bán vé: “Mua thêm một vé nữa!”
Cô bán vé số rất lém lỉnh để có thể bán được vé số. Tuy nhiên, câu chuyện này còn muốn nhắc nhở mọi người đừng bao giờ tin tưởng và say mê xổ số, lô đề, cờ bạc quá mức.Bởi không có điều gì là chắc chắn cả.
3. Bệnh lải nhải
Truyện kể rằng về hai vợ chồng. Trong khi chị vợ đang nấu nướng trong nhà bếp, anh chồng cứ đứng bên lải nhải không ngừng:
– Chậm thôi! Cẩn thận! Lửa lớn quá! Mau lên! Lật cá đi! Ôi cho nhiều dầu quá!
Chị vợ nói: Em biết phải nấu nướng thế nào mà!
Anh chồng: Em đương nhiên là biết, bà xã. Anh bình tĩnh nói tiếp:
– Anh chỉ là muốn em biết, khi anh lái xe, em ở bên lải nhải không ngừng và em sẽ hiểu cảm giác của anh thế nào thôi!
Học cách thông cảm cho người khác là thông điệp mà câu chuyện muốn truyền đạt. Để có thể cảm thông cho người khác bạn chỉ cần nghiêm túc đứng ở góc độ và lập trường của đối phương để nhìn nhận vấn đề.
Làm như vậy, bạn mới hiểu tất cả những hành động của họ ở mọi góc độ. Đừng vội vã suy xét hay kết luận một sự việc nào đó trước khi chưa rõ mọi vấn đề. Hãy thấu hiểu người khác thay vì phàn nàn họ là bài học rút ra từ truyện cực ngắn này.
4. Con biết rồi!
Có một đứa bé, đầu óc đần độn, hay nói những câu gở miệng. Cả nhà đều biết chuyện này cho nên dặn đi dặn lại nhiều lần:
– Này, hôm nay là ngày tết, đừng nói gở đấy!
– Nhớ nhé, toàn là người lớn cả, đừng nói gở mà phải đòn đấy.
Nhưng, chứng nào vẫn tật ấy. Một hôm, nhà chú họ tổ chức đám cưới, bố đứa bé dắt con cùng đi. Trước khi đi, bố đã dặn kỹ càng, con đã gật đầu, nói rất rõ ràng:
– Con biết rồi, không được nói gở.
Bố xoa đầu con và dắt đi dự tiệc đám cưới.
Trước khi ngồi vào mâm cỗ, bố lại dặn con lần nữa:
– Nhớ lời bố dặn, không được nói gở đấy?
Đứa bé nói thật to:
– Con biết rồi, không nói gở, đám cưới chứ có phải là đám ma đâu!
5. Rể quý
Truyện kể rằng: “Có một ông chồng sau khi đọc xong bài báo “Vụ án mạng tại nhà hàng với một nữ nhân viên bị giết chết”, ngẫm nghĩ và nói với vợ của mình rằng:
– Em yêu, mẹ em cả ngày cứ quanh quẩn ở nhà như vậy, không chán sao! Có lẽ nên kiếm cho mẹ một công việc nào đó …
– Mẹ em thì có thể làm được gì bây giờ chứ?
– À , thì chẳng hạn như… nhân viên phục vụ tại nhà hàng.
Theo đạo lý của người Việt thì: “Bố mẹ vợ quá quý con rể, luôn coi con như khách” đến nỗi mỗi khi con rể về đều thịt gà và mua đồ ăn ngon để mời con rể ăn. Tuy nhiên, một số thành phần xấu những người con rể lại không biết quý trọng bố mẹ vợ của mình.
Họ vì lợi ích của bạn thân mà bất chấp làm hại những người thân bên cạnh. Đây là một trong câu truyện cười dân gian Việt Nam có ý nghĩa mà bạn không nên bỏ qua.
Chúc các bạn có một cuối tuần thật vui vẻ, nhiều tiếng cười bên gia đình và bạn bènhé!