Ngày về
Mời anh cạn hết chén nầy,
Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn.
Tiếng gà đã rộn trong thôn,
Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay.
Để lòng với rượu cùng say,
Chừ đây lời nói chua cay lạ nhường!
Chừ đây đêm hãy đầy sương,
Con thuyền còn buộc, trăng buông lạnh lùng!
Chừ đây mặt nước não nùng,
Chừ đây hoa cỏ bên sông rũ buồn.
Tiếng gà lại rộn trong thôn,
Khoan đừng tơ tưởng vợ con chuyện nhà.
Giờ nầy còn của đôi ta,
Giang hồ rượu ấy còn pha lệ người.
Mời anh cạn hết anh ơi!
Rượu đây …..
Rượu sao không muốn kề môi,
Lời đâu kiều diễm cho nguôi lòng chàng?
Bài thơ Ngày về của Lưu Trọng Lư đăng trên báo Cười,Huế, s. 2 (8 Octobre 1937), tr. 14.
Nụ cười xưa
Thập Gà ở lính đã lâu ngày, một hôm xin phép về quê thăm cha già và con dại. Đến nhà, Thập Gà thấy cha mình đang dăng nọc con mình ra đánh.
Động lòng, chú lính xin ông tha cho cháu. Ông nhất định không nghe, can mãi không được. Thập Gà vào nhà sau lấy một chiếc củi to tướng rồi lại đánh và0 đầu mình, đến vạn cả máu. Ông già thấy vậy ngừng roi, hất hàm hỏi:
– Máy phát điên thế nào chứ làm gì lạ vậy? Thập Gà hùng dũng đáp:
– Ông đánh con tôi thì tôi đánh con ông chứ lị!
Ông già nghe nói phá ra cười, cải cười gằn gay gắt cay chua, đi rút một sợi giây dứa thắt một cái vòng, treo lên giàn bí, rồi tròng đầu vào.
Thập Gà nghi hoặc hỏi duyên cớ của cái cử chỉ tối ư thất vọng ấy. Ông già dữ tợn quát :
– À há! Máy đánh con ông à ? mày đánh con ông, ông treo cổ bố mày lên 😀
Truyện cười: Ông đánh con tôi thì tôi đánh con ông, mày đánh con ông, ông treo cổ bố mày lên.
Nguồn: báo Cười,Huế, s. 2 (8 Octobre 1937), tr. 9