Các truyện cười dân gian việt nam
Lợn cưới áo mới
Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai người đàn ông có tính khoe của. Hôm đó anh này có quần áo mới nên mặc vào và đứng ở cửa từ sáng để được khen. Anh kia chạy ngang qua và hỏi: “Chú có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Anh này giơ vạt áo lên và nói: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này vào thì không thấy con lợn nào cả”.
Câu chuyện cười dân gian Việt Nam này châm biếm, chế giễu tính khoe khoang của con người trong xã hội. Đây là một trong những tính xấu mà bạn nên bỏ để có cuộc sống tốt hơn, được người đời quý trọng hơn.
Kẻ ngốc nhà giàu
Nhà phú ông có một con trai ngốc, đầu óc chậm chạp và tiêu tiền hoang phí. Phú ông bảo con trai ra ngoài học hỏi để thông minh hơn. Cậu con trai ra ngoài và bị người ta lừa bán hai bức tượng đá rẻ tiền với giá trên trời. Thế nhưng cậu ta tưởng rằng mình thật giỏi vì mua được đồ tốt.
Một bức tượng nhỏ với giá thấp hơn được vận chuyển về nhà phú ông trước. Phú ông tức tối than trời và chửi mắng cậu con trai phá gia chi tử, than thở rằng mình gặp báo ứng. Cậu con trai không những không rút được kinh nghiệm mà còn dương dương tự đắc nói với cha rằng báo ứng lớn hơn đang ở phía sau.
Câu chuyện này cảnh báo về việc người thiếu kiến thức, không có kinh nghiệm sống sẽ dễ dàng vấp ngã, làm phải những việc ngốc nghếch.
Ngạo mạn
Có một người thư sinh quen thói khoác lác ba hoa. Anh từng nói với bạn của mình rằng trên thế gian này anh chỉ nể phục có hai người. Một là Bàn Cổ khai thiên lập địa, hai là Khổng Tử am hiểu thi thư lễ nhạc.
Sau đó, anh lại còn nói rằng: “Bậc thánh nhân trên đời thật ít, tính cả tôi chỉ mới có 3 người”. Câu chuyện cười dân gian Việt Nam này cho thấy rằng cuồng vọng và ngạo mạn là điều sai lầm và ngốc nghếch của đời người.
Câu chuyện chủ tịch huyện
Có một ông chủ tịch huyện vừa bị cách chức, uất hận nên sinh bệnh. Bác sĩ bảo thử đọc tin ông được phục chức xem sao. Bà vợ lại nói hay là đọc tin ông được thăng chức lên chủ tịch tỉnh để ông ấy sướng một thể. Khi nghe tin, quả nhiên ông hết bệnh, tỉnh dậy và vô cùng hoạt bát.
Thế nhưng, bác sĩ lo lắng rằng như vậy là cho thuốc quá liều, để lại hậu quả không tốt. Quả nhiên, khi biết đó là tin giả thì ông đã phát điên. Câu chuyện ngụ ý con người đừng nên sợ thất bại, cần dũng cảm đối diện với nó để trở nên mạnh mẽ hơn.
Nồi súp
Có anh chồng đi làm về thấy vợ đang đánh con. Anh không quan tâm mà đi thẳng vào bếp và lấy một bát súp gà để ăn. Xong rồi anh mới lên tiếng trách vợ không biết cách giáo dục con cái mà lại dùng đến đòn roi. Người vợ mới nói vì con trai đi tiểu vào nồi súp, cô tức giận quá nên mới đánh con.
Anh chồng nghe xong thì liền cầm roi đánh con thêm một trận nữa. Câu chuyện hàm ý rằng người ngoài cuộc bình thản, người trong cuộc khó thể tỉnh táo. Vì vậy, đừng nên đánh giá bất cứ ai nếu chưa hiểu rõ ngọn ngành.
Chả dấu gì bác
Câu chuyện kể về một người đàn ông đến nhà người bạn của mình để thăm viếng. Người bạn đó chỉ dọn có 1 miếng trầu cau nhưng lại luôn miệng mời dùng. Đến khi người bạn đó đến nhà ông này để thăm hỏi lại. Ông này cũng dọn lên một miếng trầu cau.
Ông bạn này mới thắc mắc là tại sao miếng cau lại bị tơi ra như vậy. Ông bạn này mới nói là: “chả dấu gì bác, miếng cau đó là tôi ngậm trong miệng lúc ở nhà bác đợt trước đấy”.
Cỏ ẩn thân
Có một anh chàng được người ta cho một nhánh cỏ và nói rằng đó là cỏ ẩn thân. Anh ta ngây ngô tin thật và nghênh ngang ra đường lấy trộm tiền trong túi áo người khác.
Người bị trộm định ra tay đánh anh thế nhưng anh lại không sợ. Anh nói rằng: “Có giỏi thì anh đánh đi, dù sao thì anh cũng chẳng nhìn thấy được tôi”. Câu chuyện cười dân gian Việt Nam này phê phán con người ngốc nghếch lại còn tham lam và thiếu hiểu biết. Bên cạnh đó, lừa mình dối người chính là một yếu điểm tai hại nhất.
Trên đây là top 8 câu chuyện cười dân gian Việt Nam hay và ý nghĩa nhất đang được nhiều người yêu thích. Các câu chuyện mang đến cho chúng ta nhiều bài học ẩn ý thâm sâu. Qua đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học về cách sống, cách đối nhân xử thế đúng đắn. Nếu bạn biết thêm truyện nào nữa hãy coment ở phía bên dưới nhé. Cảm ơn bạ!