1. Câu chuyện ông thầy tôi
Hồi học cấp 2, lớp tôi có ông thầy giáo mới chuyển tới. Thầy là người vùng nào tôi không rõ, nhưng giọng nói của thầy rất nặng và khó nghe, đặc biệt những từ có dấu “hỏi”, khi qua giọng thầy đều tự động chuyển sang dấu “nặng”.
Ngay cái hôm đầu tiên thầy nhận lớp, vì muốn kiểm tra xem học sinh có đủ vở để ghi chép bài hay không, thầy mới cầm một quyển vở đứng trên bục giảng rồi hỏi to:
– Các em đã đụ vợ * chưa?
Tôi và cả lớp há mồm kinh ngạc, và vội vàng kiểm tra lại thời khóa biểu: rõ ràng hôm nay là tiết Giáo Dục Công Dân chứ đâu phải là tiết Giáo Dục Giới Tính. Mà kể cả có là Giáo Dục Giới Tính đi nữa thì các thầy cô vẫn thường ngượng ngùng mà nói giảm, nói tránh, chứ chả ai lại hỏi một cách thô thiển như ông thầy này cả! Với tư cách là lớp trưởng, tôi liền đứng lên nhìn thẳng vào mắt thầy rồi mạnh dạn trình bày:
– Thưa thầy! Chúng em đang là học sinh, còn đang phải tập trung cho việc học hành, làm sao đã có vợ được! Mà kể cả là đã có vợ thì việc chúng em đụ hay chưa là chuyện riêng của chúng em, không liên quan gì đến thầy cả!
Ông thầy nghe tôi nói vậy liền trợn mắt quát:
– Tôi là giáo viên chụ nhiệm, đương nhiên là tôi có quyền quạn lý vợ cụa các em! Ngày mai các em phại mang vợ đến lớp, đặt vợ lên bàn cho tôi kiệm tra: Vợ em nào đẹp, sạch sẽ, chưa bị rách thì tôi sẽ cho vào, còn vợ em nào xấu, nhàu nát, rách bươm tôi sẽ cho ra ngoài!
Trước giờ các em thế nào thì tôi không quan tâm, nhưng đạ là học sinh cụa tôi thì phại có vợ, phại luôn luôn đụ vợ! Các em nghe rõ chưa????
Nghe thầy nói xong, tôi và cả lớp choáng váng mặt mày!!!!
2. Dòng thơ bất hủ
Một anh sinh viên người Hungari sang Việt Nam làm nghiên cứu sinh môn tiếng Việt.
Cuối đợt nghiên cứu, trường đại học tổ chức kỳ thi kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:
Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”.
Ðọc xong đề, chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì khó, nhất là khi anh có mang theo từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta nghĩ đã tường tận nhiều điều:
– “Gió” đưa (được) cành trúc thì ắt hẳn phải gió to, ý là có bão.
Với từ “la” anh phân vân giữa hai cách hiểu:
– ” La ” là sự kết hợp giữa lừa và ngựa.
-” La ” có khi vì đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
– ” Ðà ” là thanh tà vẹt ở đường ray để tàu hỏa có thể di chuyển trên đó.
– Thiên mụ: Đàn bà trời, hẳn là vợ trời.
– Thọ: Nghĩa là lâu, nhiều lần.
Kết nối các dữ kiện, cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”.
3. Lý sự sinh viên nghèo
Một chàng sinh viên nghèo đói bụng quá không biết làm thế nào, túng làm liều chui vào một quán nước:
– Cho tôi một cái bánh giò.
– Có ngay! Chủ quán bê ra 1 cái bánh giò.
– Bánh bao thì giá cả thế nào?
– Như bánh giò.
– Thế thì đổi cho 1 cái bánh bao.
Chàng ăn xong cái bánh bao đứng dậy đi về.
– Ơ kìa! không trả tiền à?
– Tiền nào????
– Tiền bánh bao.
– Nhưng tôi đổi bằng bánh giò rồi cơ mà.
– Nhưng đã trả tiền bánh giò đâu
– Ơ hay! nhà chị buồn cười thật, Bánh giò nhà chị vẫn ở nguyên kia, tôi có ăn đâu mà bảo trả tiền.
4. Sinh viên đi xe buýt
Hai anh chàng sinh viên đi xe buýt kể chuyện với nhau. Anh thứ nhất nói:
– Hôm qua, tớ đi xe buýt, xe hết chỗ, có một phụ nữ phải đứng mà tớ thì không thích nhìn cảnh phụ nữ đứng trên xe buýt…
Anh kia hỏi luôn: Và cậu đã nhường chỗ cho cô ta? Anh thứ nhất nói: – Không! Tớ đã nhắm mắt lại.
Thấy thế anh kia cũng nói luôn: Hôm nọ, khi đang ngồi trên xe buýt thì thấy một em xinh tươi lên xe đứng ngay cạnh mình, mình định đứng dậy thì cô ta cứ ấn mình xuống. Làm đi làm lại đến lần thứ 3, rồi cô ấy cũng nói: “Anh không phải nhường ghế cho em đâu”. Anh thứ nhất nghe đến đây liền vỗ cái đét vào đùi:
– Đấy! Con gái phải ga lăng và biết điều thế chứ. Sau đó thì thế nào nữa?
Anh kia đáp: Ga lăng con khỉ! Tớ bị nhỡ đến 3 bến xe buýt liền đấy.
5. Ngày khai giảng
Ngày khai giảng của Đại Học Ngoại Thương cho khóa mới, đón chào các tân sinh viên nhập học. Thầy hiệu trưởng ĐHNT mở đầu bài diễn văn:
– Bố các anh chị!
Cả trường đều ngơ ngác.
– Mẹ các anh chị!
Nhiều tân sinh viên giật mình, tái mặt. Không khí hội trường im lặng như sắp có biến.
Thầy nói tiếp:
– … Rất tự hào vì các anh, chị đã là sinh viên của một trường Đại học danh tiếng với chất lượng giáo dục hàng đầu cả nước.
6. Tại sao sinh viên thi rớt
Một năm chỉ có 365 ngày, nhưng một năm điển hình của sinh viên thì:
– Trừ những ngày thứ bảy – 52 ngày thứ bảy trong một năm, ai cũng biết là ngày này để sinh viên chúng ta nghỉ ngơi, khám phá thế giới, vậy là 365 – 52 còn lại 313 ngày.
– Kỳ nghỉ hè – 50 ngày tiếp theo. Thời tiết nóng, ai mà học được cơ chứ, tắm biển và đi chơi mới là nghỉ hè. Suy ra, còn lại 263 ngày.
– 8 giờ ngủ nghê mỗi ngày, cộng lại mất 30 ngày trong năm, nghĩa là còn lại 141 ngày.
– Mỗi ngày dành 1 giờ cho chơi thể thao, đi chơi, thư giãn (rất tốt cho sức khỏe), nghĩa là một năm mất 15 ngày, còn lại 126 ngày.
– 2 giờ trong ngày cho ăn uống và những thú ẩm thực khác (có hơi ít cho các chị em không nhỉ?), vậy một năm là 30 ngày, số ngày còn lại là 96.
– Mỗi ngày thêm 1 giờ cho giao tiếp nói chuyện với mọi người (lại đánh giá thấp chị em rồi đấy), một năm là 15 ngày, số ngày còn lại là 81 ngày.
– Số ngày dành cho những kỳ thi, kiểm tra mỗi năm: Ít nhất là 35 ngày, số ngày còn lại là 46.
– Những kỳ nghỉ lễ, lễ hội trong năm (Giáng sinh, Tết, 1/5…) khoảng 40 ngày, nghĩa là còn 6 ngày.
– 3 ngày cho ủ ê buồn bã trong năm (chưa kể hội những người đang yêu, cả tuần là còn ít), còn 3 ngày.
– Xem phim truyện, sách báo nhẹ nhàng mỗi ngày vài mươi phút, mất toi một năm hết 2 ngày, còn lại 1 ngày.
– Ngày còn lại đúng ngày sinh nhật bạn, sao bạn lại có thể học được ngày đấy cơ chứ?
Giờ thì chúng ta đã hiểu ra một chân lý: Làm sao sinh viên có thể KHÔNG trượt được cơ chứ!
7. Thực trạng sinh viên ra trường
Cộng đồng mạng xôn xao vì bài thơ nói về kết quả sau những tháng ngày “cày cuốc” trên giảng đường của sinh viên với lời lẽ hài hước.
Đầu đường Xây dựng bơm xe.
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.
Ngoại thương mời khách ăn kem.
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.
Ngân hàng ngồi dập đô la.
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày.
Sư phạm trước tính làm thày.
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào…cho vui.
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi,
“Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu”
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn…
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai.
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng.
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời.
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than.
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao…!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi.
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo…
8. Cư xử lịch sự
Thầy giáo đang dạy cách cư xử lịch sự và hỏi một sinh viên: “Nếu em đang hẹn với một nguời phụ nữ trong một tiệm ăn mà cần đi vệ sinh, em sẽ nói với nguời phụ nữ như thế nào?”
“Đợi tí, anh phải đi tè! ”
“Thật là quá bất lịch sự ! Còn em sẽ nói sao?” Thầy giáo hỏi sinh viên thứ hai.
“Xin lỗi, tôi phải vào nhà vệ sinh”.
“Đỡ hơn một chút, em vẫn còn sử dụng chữ nhà vệ sinh bên bàn ăn. Còn em, em sẽ nói sao đây?” Thầy giáo hỏi sinh viên thứ ba.
“Em sẽ nói: Xin thứ lỗi cho tôi mấy phút, tôi cần phải bắt tay với một nguời bạn rất thân mà tôi hy vọng chị sẽ gặp anh ấy sau”
Thầy: (tâm phục khẩu phục @-#)
9. Khi bạn gái là dân IT
Đặt tay lên ngực cô bạn gái là dân IT, chàng khẽ hỏi một cách tò mò:
“Cái gì đây?”
“Dàn loa 2.1”, cô nàng khúc khích trả lời.
“Cái gì đây?”
“Nút chỉnh volume”.
“Sao anh vặn max mà không có tiếng?”
“Dốt ạ, anh phải cắm phích điện vào ổ đã chứ”.
Anh ta hì hà hì hục… cắm phích… ,…. bổng nghe … bốp chát hự …. rầm, anh ta bay dính vào vách. Lồm cồm bò dậy và hỏi: chuyện gì vậy em? Cô gái trả lời tỉnh bơ: Không đọc kỹ hướng dẫn, phích 110 mà dám cắm vào ổ 220…
10. Chính hiệu dân IT
Hai sinh viên học CNTT gặp nhau. “Cậu biết không, hôm qua tớ gặp một em rất xinh, tóc dài, da trắng, mắt long lanh”, một anh kể. “Rồi sao?” “Tớ mời nàng về nhà và nàng đề nghị tớ cởi áo nàng ra”.
“Cậu cứ đùa”.
“Tớ kéo váy nàng xuống và đặt nàng lên bàn, cạnh cái laptop mới của tớ”.
“Cái gì cơ? Cậu lại mua laptop mới à?
Hiệu gì thế? Cấu hình ra sao?”
Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!